Việc vệ sinh nệm chưa bao giờ là dễ dàng đối với các bạn. Đặc biệt là nệm với giá thành cao, chất liệu tốt, để gìn giữ và làm sạch càng khó khăn hơn. Do đó, Công ty Vệ sinh Đà Nẵng đã có mặt để hoàn tất công việc khó khăn của các bạn bằng việc cung cấp dịch vụ giặt nệm tại nhà đáng tin cậy với giá thành tốt nhất. Chúng tôi làm việc với sự tận tâm để đạt hiệu quả cao nhất trong việc đánh bật các vết bẩn và đẩy lùi các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
Giới thiệu sơ lược về nệm cao su
Thương hiệu nệm là thương hiệu chất lượng tốt đã nhận được chứng nhận cũng như sự giám định của các tổ chức uy tín tại Việt Nam về các tiêu chuẩn như:
- Tiêu chuẩn về độ bền cơ lý
- Tiêu chuẩn về độ lão hóa
- Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm
- Tiêu chuẩn an toàn sức khỏe
- Tiêu chuẩn an toàn kháng cháy
Nệm được cấu tạo thành 2 phần:
Phần vỏ bọc nệm giúp giữ vệ sinh, bảo quản nệm tốt hơn mà không làm thay đổi các tính năng ưu việt của phần ruột nệm.
Phần ruột nệm có cấu trúc gồm các lỗ vuông to ở phần chân và các lỗ tròn nhỏ được phân bố đều khắp bề mặt của ruột nệm. Thiết kế này giúp cho tấm nệm trở nên thông thoáng hơn, giúp không khí đối lưu dễ dàng hơn.
Do đó mọi người có xu hướng sử dụng sản phẩm của thương hiệu rất nhiều. Và giá thành của nệm này cũng không hề rẻ.
Cho dù nệm có tốt đến đâu, chất lượng đến mấy khi sử dụng thời gian lâu ngày mà không vệ sinh, giặt giũ thì cũng sẽ là nơi trú ngụ cho hàng ngàn bụi bẩn và bụi mịn, hàng vạn ký sinh trùng và hàng tỷ vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Và nó cũng là nguyên do làm gia tăng các bệnh như dị ứng, hen suyễn của các thành viên trong gia đình bạn. Chính vì thế phải giặt nệm tại nhà thường xuyên.
Tại sao nên chọn giặt nệm tại nhà của chúng tôi?
Tấm nệmvới giá thành cao và nó được xem như là tài sản quý giá của các bạn nên khi chọn dịch vụ vệ sinh nệm phải thật uy tín. Chúng tôi tự tin mang lại cho các bạn dịch vụ giặt nệm cao cấp, tận tâm chu đáo.
Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Phần bọc nệm và khung giường nệm
Phần bọc nệm bên ngoài:
- Đầu tiên hút sạch bụi bẩn trên bọc nệm và đem đi giặt với máy giặt cùng với dung dịch tẩy rửa nhằm loại bỏ các vi khuẩn. Sau đó được khử trùng bằng tia cực tím nhằm mang lại sự sạch sẽ nhất cho bọc nệm.
Lưu ý: không dùng các chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hư tổn các sợi vải và phai màu trên bọc nệm.
Phần khung giường nệm:
- Chúng tôi dọn dẹp, vệ sinh giường nệm khỏi các bụi bẩn, mảng bám và màng nhện và được khử trùng bằng máy phun hơi nước ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ vi khuẩn triệt để.
Bước 2: Phần ruột nệm
Cách phân biệt mặt trên và mặt dưới nệm:
- Mặt trên nệm: là mặt dùng để nằm là mặt có những lỗ tròn nhỏ.
- Mặt dưới nệm: là chân nệm là mặt có những lỗ vuông to.
Vệ sinh phần mặt dưới nệm:
- Đầu tiên dùng máy hút để làm sạch các bụi bẩn và mảng bám. Sau đó, chúng tôi phun khử khuẩn bằng máy phun ULV để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và khử mùi hôi nệm.
Vệ sinh phần mặt trên nệm:
- Dùng máy hút chuyên dụng để làm sạch sẽ các bụi mịn loại bỏ bớt được các vết bẩn khó chịu.
- Đối với các vết bẩn khó chịu trên bề mặt nệm, chúng tôi sẽ sử dụng các chất tẩy rửa dùng cho ghế sofa hoặc nội thất để tiếp cận và loại bỏ nó, các chất dung dịch này thân thiện với môi trường nên sẽ không gây dị ứng hay khó chịu cho người sử dụng.
- Quan trọng là chúng tôi sẽ dùng chất tẩy rửa có chứa enzyme giúp phá vỡ các cấu trúc của vết bẩn, giúp cho quá trình làm sạch và đánh bay các vết bẩn cứng đầu, khó chịu nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bước 3: Làm sạch các vết bẩn trên nệm
Các vết bẩn có thể chia làm 3 loại như sau: vết protein, vết dầu và vết tanin. Đối với mỗi loại vết bẩn khác nhau, chúng ta sẽ có những phương pháp tiếp cận và loại bỏ khác nhau. Chúng tôi sẽ tùy trường hợp mà dùng theo phương cách tối ưu nhất tránh làm tổn hại đến tấm nệm yêu quý của các bạn.
-
Đối với vết bẩn gốc Protein, cách làm như sau:
Vết máu tươi:
- Chúng tôi sử dụng một nguyên liệu mà luôn sẵn có trong nhà của các bạn và có thể tìm được nguyên liệu này bất kỳ đâu một cách dễ dàng. Đó là ‘Gừng’.
- Chúng tôi dùng gừng làm vũ khí thần kỳ để đánh tan vết máu tươi như sau:
- Chúng tôi dùng gừng tán nhuyễn pha với ít nước lạnh nhỏ lên vết máu, dùng giẻ sạch thấm nước lạnh lau sạch, trong quá trình cọ xát gừng sẽ sản sinh ra protein và vì thế sẽ loại bỏ được chất sắt có trong máu. Do đó vết máu sẽ được đánh bay một cách nhanh chóng.
Vết máu khô:
- Chúng tôi chỉ cần thay đổi thành nguyên liệu khác mà cũng sẽ dễ dàng tìm được bất kỳ đâu. Đó là ‘Cà – rốt’.
- Đầu tiên là ép cà rốt lấy nước sau đó cho muối vào hòa tan, chúng tôi nhỏ hỗn hợp trên vào vết máu khô, dùng giẻ nhúng qua nước lạnh lau khô. Vì vết máu có chứa Heme là chất tạo màu chính, còn cà rốt có chứa nhiều chất Caroten có thể trung hòa ion sắt trong vết máu tạo ra chất không màu. Do đó cà rốt là vũ khí bí mật được bật mí cho các bạn để làm sạch vết máu khô.
Vết nước tiểu và mùi của nó, phải làm sao?
- Đầu tiên chúng tôi ngâm vết bẩn vào nước lạnh, vắt và để cho thật khô. Sau đó dùng chất tẩy rửa chuyên dụng xịt lên vết bẩn và lau khô rồi rắc bột baking soda lên vết bẩn nhằm làm khô nệm để tránh ẩm mốc và khử mùi hôi.
-
Đối với vết bẩn gốc Tanin, làm như sau:
Vết đồ uống có màu:
- Hầu hết những đồ uống có màu đều có thể hòa tan được với cồn y tế. Do đó khi bị vết bẩn như thế thì chúng tôi dùng khăn sạch thấm cồn để làm sạch vết bẩn.
- Các bạn nên lưu ý nếu tự thực hiện tại nhà thì cồn có thể lan rộng ra sẽ làm vết bẩn loang rộng và khó làm sạch nên không đổ trực tiếp cồn lên vết bẩn mà dùng khăn thấm cồn từ từ dọn dẹp vết bẩn.
- Nếu như vết bẩn quá nhiều và khó chùi thì ta có thể dùng dung dịch muối hoặc giấm để làm giảm mức độ vết bẩn và sau đó lau lại với cồn y tế.
Vết cà phê:
- Loại vết bẩn này cứng đầu nhất và khó loại bỏ nhất. Nhưng chúng tôi đều có cách tiếp cận và xử lý ưu việt.
- Dùng khăn ấm nhúng vào xà phòng lỏng và thoa đều lên vết bẩn, hạn chế dùng lực quá mạnh và sấy cho thật khô chỗ có vết bẩn.
- Nếu như vết bẩn vẫn cứng đầu chưa sạch sẽ được, chúng tôi sẽ dùng muối rắc lên và để trong vài phút và sau đó làm lại theo cách trên. Vết bẩn sẽ loại bỏ được hoàn toàn giúp tấm nệm của bạn trông như mới.
Vết rượu:
- Vết bẩn này cũng như vết cà phê, đều là loại vết bẩn cứng đầu khó chịu. Chúng tôi cũng đã tìm ra được phương pháp tối ưu để đánh bật chúng ra khỏi tấm nệm thân yêu của các bạn.
- Vì muối sẽ giúp loại bỏ được chất tạo màu trong vải, do đó chúng tôi rắc muối lên vết bẩn và để trong nửa giờ. Chúng tôi sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng dạng bọt thoa đều lên vết bẩn và để từ 10-15 phút để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn và dùng máy hút bụi hút sạch bụi còn sót lại và làm khô nệm hoàn toàn.
-
Đối với vết bẩn không phải protein:
- Để xử lý các vết bẩn dạng này, chúng ta có thể dùng hydrogen peroxide (hay còn được gọi là oxy già) kết hợp với xà phòng rửa bát theo tỷ lệ 2:1. Chúng ta trộn đều hỗn hợp trên rồi nhỏ dung dịch đó vào vết bẩn trên đệm rồi nhẹ nhàng lau đều, dùng bàn chải đánh răng để chải nhẹ, sau đó để khoảng 5 phút rồi dùng khăn nhúng nước lạnh lau sạch lại. Vết bẩn sẽ được đánh bay hoàn toàn.
Chú ý: vì nệm không thể tiếp xúc với nước nên là sau khi làm vệ sinh nệm phải hong khô nệm hoàn toàn sau đó mới sử dụng được. Không để nệm bị ướt nhằm hạn chế vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển trên chiếc nệm thân yêu của các bạn.
Bước 4: Làm khô nệm sau khi được vệ sinh.
Có 2 cách làm khô nệm:
Dùng baking soda:
- Baking soda là một hợp chất muối. Chúng tồn tại ở dạng rắn (hoặc bột mịn), màu trắng, không mùi, có vị mặn dễ hút ẩm nhưng tan ít trong nước. Nó có tính kiềm giống như loại soda dùng trong tẩy rửa. Chính vì thế, khi rắc bột baking soda lên nệm sẽ làm khô nệm, làm trắng chỗ vết bẩn và khử được mùi hôi giúp cho tấm nệm được kéo dài thời gian sử dụng.
Dùng phấn rôm:
- Phấn rôm có thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hấp thụ độ ẩm cao để giúp hút nước và khử mùi rất tốt. Do đó khi rắc phấn rôm lên nệm sẽ nhanh chóng khô và còn khử được mùi hôi giúp cho tấm nệm trở nên thơm tho, sạch sẽ mang lại cảm giác thoải mái và sảng khoái.
Bước 5: Làm sạch bề mặt nệm
- Sau những bước làm sạch các vết bẩn trên nệm. Chúng tôi sẽ làm sạch bề mặt nệm bằng các máy chuyên dụng như:
- Máy hút bụi hút cho sạch sẽ những bụi bẩn còn sót lại trong quá trình làm vệ sinh nệm.
- Phun khử khuẩn bằng máy chiếu tia cực tím nhằm triệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Nhờ vậy giúp cho tấm nệm trở nên sạch sẽ, an toàn cho người sử dụng.
Bước 6: Hong khô nệm
- Chúng tôi sẽ hong khô nệm bằng quạt điện hay phơi trong bóng râm hoặc bằng máy thổi chuyên dụng sẽ giúp tấm nệm mau khô hơn tránh tình trạng ẩm ướt. Qua đó hạn chế được các tác nhân gây hại và không làm gia tăng tình trạng dị ứng, hen suyễn của người thân trong gia đình bạn.
Chú ý: không phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nếu làm vậy sẽ làm cho nệm bị biến dạng ảnh hưởng đến thời gian sử dụng nệm.
Bước 7: Hoàn tất
- Sau khi hong khô nệm, kiểm tra lại lần nữa các vết bẩn đã được xử lý triệt để chưa. Hoàn thành xong bao lại vỏ nệm. Hoàn tất việc vệ sinh nệm.
Mẹo nhỏ để giữ cho tấm nệm được sạch sẽ và kéo dài được tuổi thọ:
- Nên sử dụng thêm topper đặt lên trên tấm nệm nhằm hạn chế vết bẩn có màu đổ xuống tấm nệm chính.
- Thay ga giường ít nhất 01 lần 01 tuần để ngăn ngừa mùi hôi và bụi mịn hạn chế được các bệnh về đường hô hấp như: hen suyễn, dị ứng ho.
- Hút bụi nệm ít nhất 01 lần 01 tháng sẽ ngăn ngừa được các đốm xám trên bề mặt nệm giúp cho nệm sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn.
- Giặt vỏ nệm 2-3 lần 01 tháng nhằm ngăn ngừa được sự hình thành cũng như sự sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, nấm mốc và chất bẩn trên vỏ bọc nệm.
- Tránh sử dụng chăn điện trên nệm cao su. Do chất liệu cao su nên không có khả năng chịu nhiệt và có thể bị biến dạng nếu bị tác động của nhiệt độ.
- Nếu kê giường gần cửa sổ thì nên dùng rèm cản sáng để tránh tình trạng gối cao su, nệm bị ánh nắng làm tổn hại.